Thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Mến chào quý khách và bạn đọc đã ghé thăm website chúng tôi! Trải qua thời gian xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm qua, một câu hỏi chúng tôi thường nhận được từ các gia chủ chính là vấn đề, giấy phép xây dựng và thủ tục cấp phép như thế nào. Bài viết hôm nay xin được giải đáp thắc mắc đó cho quý vị.

1. Giấy phép xây dựng là gì?

Giấy phép xây dựng là (GPXD) là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, tái tạo, di dời công trình.Xét theo thời gian xây dựng, GPXD được chia thành 02 loại bao gồm:

–  GPXD có thời hạn là GPXD cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.

– GPXD theo giai đoạn là GPXD cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

Xét theo tính chất của hoạt động xây dựng, GPXD được cấp theo 03 hạng mục cơ bản:

  • GPXD mới
  • GP sửa chữa, cải tạo công trình
  • GP di dời công trình

2. Các trường hợp phải xin GPXD

3.3 trường hợp nhà ở được miễn giấy phép xây dựng

Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, những trường hợp dưới đây được miễn giấy phép xây dựng, cụ thể:

  1. Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp này phải thông báo thời điểm khởi công).
  2.  Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch xây dựng khu chức năng, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  3.  Nhà ở riêng lẻ tại miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ đầu tư (hộ gia đình, cá nhân) nộp tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

– Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì ghi giấy biên nhận và trao cho người nộp.

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4: Trả kết quả

Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.

Trường hợp đến thời hạn nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.

5. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng

Lệ phí cấp giấy phép do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu giữa các tỉnh, thành có sự khác nhau.

Xem chi tiết tạiLệ phí cấp giấy phép xây dựng 63 tỉnh, thành

6. Mức phạt khi không có giấy phép xây dựng

Căn cứ khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, trường hợp phải có giấy phép nhưng không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

(1) Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp (2).

(2) Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

Ngoài việc bị phạt tiền thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải dừng thi công và có thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản để thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng, nếu quá thời hạn 60 ngày mà không xuất trình được giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985970615
To top