Tìm hiểu móng ép cọc neo cho nhà phố hẻm nhỏ

Có 3 hình thức ép cọc đó chính là ép cọc tải bê tông cốt thép đã được chia sẻ trong bài viết trên, cọc ép neo cho nhà hẻm nhỏ, cọc khoan nhồi cho nhà cao tầng và chung cư. Mỗi hình thức đều có ưu nhược điểm khác nhau phù hợp cho từng điều kiện thi công.

Ép cọc neo là gì?

Ép cọc neo là hình thức ép cọc sâu vào lòng đất giống như ép cọc tải chỉ khác hình thức thay vì sử dụng các cục tải trọng bằng sắt để giữ cân bằng cho giàn ép thì ép cọc neo sử dụng các mũi neo khoan sâu dưới lòng đất để làm đối trọng.

Mỗi mũi khoan neo có chiều dài là 1,5m. Đường kính của nó là 35cm. Độ dày của cánh neo có thể lên tới 15mm. Các mũi neo được nối với nhau bằng chốt nối. Tùy vào địa chất công trình khu vực thi công mà có thể khoan neo nông hay sâu để đạt tải trọng thi công.

Ưu điểm của cọc ép neo.

Cọc ép neo cũng có một số ưu điểm so với móng băng và ép cọc tải như:

  • Chịu tải tốt hơn móng băng từ 35 đến 45 tấn.
  • Có thể thi công hẻm nhỏ từ 1m5 đến 4m.
  • Chiều rộng của nhà từ 2m5 đến 4m là có thể thi công cọc ép neo.
  • Thời gian ép cọc nhanh chóng trong ngày nếu ít cọc.
  • Ép cọc neo an toàn không gây ra tác dụng tiêu cực cho nhà kế bên.
  • Có thể nâng thêm tầng nếu sức tải không quá lớn.\

Nhược điểm cọc ép neo.

Với những ưu điểm nêu trên, phương pháp ép cọc neo được ứng dụng khá nhiều cho nhà phố có diện tích nhỏ và quy mô không quá lớn như trệt 2 lầu sân thượng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số những nhược điểm như:

    • Nếu so sánh về sức chịu tải thì cọc ép neo không thể bằng cọc ép tải. Ép cọc tải có sức chịu tải lớn hơn 60 tấn.
    • Với tải trọng ép thấp, vì thế mà phương pháp này chỉ áp dụng với những công trình nhà dân quy mô vừa và nhỏ.
    • Độ sâu cọc ép neo chỉ khoảng 4m đến 15m vì thế không thể sử dụng cho nền đất yếu lún, khu vực gần sông, ao, hồ.. như một vài nơi quận 12 hay thủ đức.
    • Vì chịu tải thấp nên số lượng tim cọc khi ép neo sẽ nhiều hơn ép tải bê tông cốt thép.
    • Với những công trình trong hẻm nhỏ thì xe vận chuyển không thể đưa máy móc, thiết bị và cọc bê tông vào công trình được do đó thường sử dụng phương pháp vận chuyển bằng xe tải lớn tới đầu hẻm công trình, sau đó có thể đặt thiết bị máy móc lên đầu xe 500kg chuyên dùng để vận chuyển vào công trình, hoặc có thể vận chuyển bằng tay với xe đẩy thô sơ nếu hẻm quá nhỏ xe 500kg không vận chuyển được. Có thêm chi phí vận chuyển được gọi là Chi phí tăng bo.
    • Trường hợp, ngõ hẹp nhưng đường khá thẳng, không có những khúc cua gấp thì vẫn có khả năng sử dụng được các đoạn cọc kích thước 4,5,6,7 mét.Trường hợp, hẻm ngoằn ngoèo thì không thể vận chuyển cọc ép 6,7 mét vào được. Thay vào đó, bạn phải dùng cọc 4 mét hoặc thậm chí là cọc 3 mét nếu như hẻm đó chỉ cho phép cọc 3 mét vào được.

 

Dựa trên những ưu điểm và nhược điểm kể trên, bạn có thể đưa ra cho mình những lựa chọn, đánh giá xem phương pháp nào tối ưu nhất để thực hiện ép cọc cho công trình của mình. Nếu như bạn chưa có kinh nghiệm, hay hiểu biết về vấn đề này thì Song Phát cũng sẽ là nhà thầu thi công quá trình này cho chủ đầu tư.

Ép cọc cũng là một phần của thi công xây nhà trọn gói – chìa khóa trao tay tuy nhiên chi phí này tính riêng, chỉ có chi phí chính xác sau khi đã ép cọc xong ngoài thực tế. Chi phí ép cọc sẽ phụ thuộc vào số lượng tim cọc và độ sâu cọc bao gồm chi phí nhân công và vật tư cọc.

Chủ đầu tư nên để nhà thầu thi công ngôi nhà của mình thi công luôn các hạng mục từ tháo dỡ nhà cũ, ép cọc, làm móng… để trách nhiệm quy về một mối, sau này có bất cứ vấn đề gì xảy ra nhà thầu sẽ là người đứng ra thay mặt chủ nhà xử lý hạn chế việc đùn đẩy trách nhiệm.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0985970615
To top